Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là “Cha Cả”, tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine)- một Giám mục người Pháp đã sang giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Lăng Cha Cả còn được dùng gọi khu vực gần mộ, nay là phường 4, quận Tân Bình.

Lăng Cha Cả là khu đất rộng khoảng 2000 m2, gồm một dãy nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn.

Có rất nhiều người sẽ không biết “Lăng Cha Cả” là địa danh nào và nằm ở đâu và không rõ nguồn gốc của tên gọi này. Sở dĩ Lăng đã được giải tỏa vào năm 1980. Dấu hiệu nhận biết của khu vực Lăng chính là Vòng xoay Ngã 6 Cộng Hòa – hay còn gọi là Vòng xoay Lăng Cha Cả.


Lăng Cha Cả – hình được người Pháp chụp từ thế kỷ 19


Hình chụp từ trực thăng – 1970


Khu vực Lăng Cha Cả ngày nay hay còn gọi là ngã 6 Cộng Hòa (thời điểm đã có cầu vượt năm 2013)

Chuyện Lăng Cha Cả còn nhiều điều đáng lưu ý. Những hài cốt tại khu mộ này đã được đại diện từ nước Pháp sang nhận và mang về chôn. Nhưng riêng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, khi khai quật, chỉ thấy cây Thánh giá bằng vàng Tây lớn mà ông đeo khi xưa, chiếc gậy vàng của chức Giám mục, những mề đay của nhà nước Pháp và Việt trao tặng.

Nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang, người Công giáo, lật ngược vấn đề: “Nhiều người nghĩ đó là mộ thật của Đức Giám mục, nhưng tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh, quyển XVI, 92, phát hành tháng 2 năm 1925, có bài: “Bá Đa Lộc: mộ ông… hiện nay ở đâu?” của Vương Gia Bật, chỉ rõ: Lăng Ngọc Hội cách thành phố Nha Trang 8 cây số. Phía trước mộ có một cái miếu nhỏ ở giữa đề chữ Hán: “Bá Đa Lộc chi mộ”. Phía sau miếu có khắc cây Thánh giá. Ngày 13/3/1925, quan Công sứ và Linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) ra lệnh cải táng. Bên trong, xương cốt đã mục, hàm còn dính 3 cái răng, có 2 – 3 cái rơi ra ngoài…”.

“Như vậy đích là mộ Đức Cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang” – Ông Lý Nhân Phan Thứ Lang thành kính – “Theo tôi, ngay sau khi cải táng, hài cốt của Đức Cha đã được đưa về Pháp, ngôi mộ ở khu Lăng Cha Cả tại Sài Gòn chỉ là tượng trưng. Tôi nghĩ, khi Gia Long mới lên ngôi, sợ Tây Sơn có ngày lật ngược thế cờ, nên phải cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng. Còn việc di dời lăng phục vụ dân sinh là đúng”.

Nguồn tư liệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *