1. Nhà thờ Đức Bà
Được khởi công xây dựng vào năm 1863 và hoàn thành 2 năm sau đó, khi ấy Nhà thờ Đức Bà có tên gọi là Nhà thờ Sài Gòn. Đến năm 1959, sau Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc, công trình tôn giáo này chính thức mang tên Nhà thờ Đức Bà.
Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

2. Bưu Điện Tp.HCM (Bưu điện trung tâm Sài Gòn)
Được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.
Địa chỉ: Số 2 Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

3. Chợ Bến Thành
Nguồn gốc của chợ Bến Thành có từ trước khi Pháp xâm chiếm.
Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ.

Địa chỉ: Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang) – Phường Bến Thành – Quận 1.


Kiến trúc của chợ Bến Thành do người Pháp xây có thể được xem như là 1 biểu tượng không chính thức của Sài Gòn.

4. Trụ sở Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh (Tòa Đô Chánh Sài Gòn)
Công trình được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp.
Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt.
Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài gòn, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô. Từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ hiện nay là số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay ở đầu đại lộ Nguyễn Huệ.

Thời điểm mang tên Tòa Đô Chánh Sài Gòn


Trụ sở Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh (hiện nay)

5. Nhà Hát Lớn Thành Phố
Nhà hát Lớn Thành phố do người Pháp xây dựng 1898 và hoàn tất vào năm 1900.
Đây là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem.
Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Từ sau ngày giải phóng, tòa nhà này trở lại đúng công năng của nó khi xây dựng, trở thành Nhà hát Lớn của người TPHCM.


6. Bảo tàng Mỹ thuật
Tòa nhà được thiết kế bởi ông Rivera – kiến trúc sư người Pháp năm 1929 và xây xong vào năm 1934 với 3 tầng và 99 cửa ra vào.
Chủ nhân của tòa nhà là một thương nhân giàu có, nổi tiếng người Hoa của đất Sài Gòn xưa có tên Hứa Bổn Hòa.
Năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì thiếu hiện vật nên đến năm 1992 mới đi vào hoạt động.
Địa chỉ số 96 đường Phó Đức Chính, Quận 1


Tòa nhà gắn liền với giai thoại “Con ma nhà họ Hứa” gây tò mò cho công chúng thời ấy.

By admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *