1. Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam.


Mặt trước nhà thờ.


Mặt sau nhà thờ.

2. Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn
Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.
Nằm cạnh Nhà Thờ Đức Bà, thuận tiện trong việc kết hợp tham quan du lịch.

3. Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh tháp đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang) – Phường Bến Thành – Quận 1.

4. Bến Bạch Đằng – Bến Nhà Rồng
Bến Bạch Đằng gồm bến cảng và công viên Bạch Đằng nằm bên bờ sông Sài Gòn với tổng chiều dài 1,3km, diện tích khoảng 23400m2, nhìn bên kia đường là tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng địa điểm yêu thích của người dân Sài Gòn cũng như khách du lịch


Ảnh nguồn : blog.vacbalo.com

Bến Nhà Rồng, hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1862, và hơn 2 năm sau đó, năm 1864, ngôi nhà Rồng này được hoàn thành, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu sau này là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh

5. Khu Phố Tây
Hay còn gọi là Phố đi bộ Bùi Viện, là tên gọi quen thuộc của người dân và khách du lịch về khu Phạm Ngũ Lão, Bùi viện, Đề Thám…
Sau năm 1975, Tên gọi Phố Tây được người dân khu vực đặt ra,do nơi đây có nhiều du khách đến từ phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp và đa số họ đều là những Tây ba lô. Tuy nhiên, đây được xem là khu phố đa quốc gia, đa văn hóa bởi thời gian gần đây, đối tượng đến Phố Tây không chỉ là người phương Tây mà còn là các du khách châu Á và khách trong nước


Phố đi bộ Bùi Viện chính thức được khai trương 20/8/2017.

6. Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập, còn gọi là Dinh Thống Nhất, được xây dựng trên dinh Norodom, tượng trưng cho triết lý truyền thống, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại.
Từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, nó đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

7. Tòa nhà Bitexco
Đưa vào sử dụng 10/2010. Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 262m, cao thứ nhất tính đến thời điểm hoàn thành, gồm 68 tầng và 3 tầng hầm, xếp thứ 5 thế giới về tổng diện tích sàn của một tòa nhà đơn lẻ.
Tại thời điểm khánh thành, Bitexco Financial Tower cao thứ 110 thế giới. Tòa nhà được thiết kế bằng thép và kính, có sân đáp trực thăng.Có đài quan sát lần đầu tiên (ở tầng 47) có thể nhìn thấy cảnh quan của toàn TPHCM.

8. Chợ Lớn
Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ trải dài từ Quận 5 và Quận 6 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn: Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.

Ở đây có nhiều chùa, đình và hội quán của người Hoa, như: chùa Bà Thiên Hậu, đình Minh Hương Gia Thạnh, Hội quán Hà Chương, Hội quán Ôn Lăng, Hội Quán Nghĩa An, Hội Quán Nhị Phủ, Hội Quán Sùng Chính… Ngoài ra, ở đây còn các chợ luôn là những đầu mối bán sỉ của thành phố, như: chợ An Đông, chợ Xã Tây, chợ Bàu Sen, chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ vải Soái Kình Lâm… Tại đây có nhiều quán ăn và tiệm thuốc bắc của người Hoa lẫn thuốc nam của người Việt (Khu phố cổ Hải Thượng Lãn Ông).


Chợ Bình Tây là chợ lớn nhất trong khu Chợ Lớn

9. Địa Đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam


Mô phỏng lại Địa hình Địa Đạo Củ Chi

By admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *