Nguồn gốc tên gọi và cách gọi:
– Tân Sơn Nhứt (tên ngày xưa) trước năm 1919 là tên một ngôi làng nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định. Về địa giới hành chính, làng thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và giáp các thôn Tân Sơn Nhì, Hạnh Thông Tây, Phú Nhuận… nay đều là tên các địa danh ở thành phố.

– Đến năm 1920, khi thành lập phi đội Nam kỳ, chính quyền thực dân Pháp lấy phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng sân bay. Tên của làng cũng thành tên sân bay từ đó. Phần đất còn lại của ngôi làng nhỏ hẹp không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng, nên hợp với làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa.


Hình ảnh vệ tinh – toàn bộ khu đất sân bay và các vùng lân cận.

– Miền Nam từ xưa tới khi có phi trường đầu tiên này đều chỉ xài từ “nhứt” để chỉ thứ tự, thứ hạng hay khen tặng cho một sự việc nào đó không có cái gì / ai nữa hay hơn. Thành ra ta thấy có làng Tân Sơn Nhứt, Nhì v..v… Riêng miền Bắc thì dùng từ “Nhất” “Hai” …. “Ba”.


Phi trường TSN năm 1970

– Sau năm 1975, thống nhất đất nước, Sân bay được đổi tên thành Tân Sơn Nhất với mục đích thống nhất từ ngữ theo chuẩn chung của đất nước thay vì dùng từ địa phương vùng miền.
Thực tế tên gọi Tân Sơn Nhất đã xuất hiện từ thời VNCH từ những thập niên 1950, cụ thể kể từ sau cuộc di cư của hơn 1 triệu người miền Bắc vào Nam năm 1954, khi Hiệp định Genève được ký kết, chia đôi nước Việt Nam thành hai quốc gia.
Đó là “hiện tượng ngôn ngữ” chứ không phải là một thay đổi mang màu sắc chính trị.

“Phi Cảng” – Cách gọi ở thời gian trước năm 1975 thay vì “Cảng Hàng Không”, “Nhà Ga” như hiện tại

– Tên gọi Phi trường, Phi Cảng : từ Hán Việt thường được dùng phổ biến vào thời đó, hiện nay chỉ còn một ít bộ phận người dân Mỹ gốc Việt còn dùng do ảnh hưởng quen thuộc từ thời chế độ cũ VNCH.

Lý do thời chế độ cũ hay dùng những từ Hán Việt là vì khi đem ra áp dụng chương trình giáo dục Việt lần đầu tiên vào niên khóa 1945-46 thì người nước ta trình độ ngoại ngữ không phổ thông như ngày nay. Một số nhiều danh từ, tính từ, động từ v..v.. thậm chí cả tên nhân danh cũng được phiên theo âm Hán-Việt. Mục đích của việc này là giúp cho học sinh và cả toàn dân có thể học, đọc và viết tiếng mẹ đẻ một cách vô cùng phong phú. Thành ra những tên như Phi Luật Tân (Philippines) …. Nam Dương (Indonesia) …. Tân Gia Ba (Singapore) …. Mã Lai Á (Malaysia) … Hoa Thịnh Đốn (Washington) … Ba Lê (Paris) … v..v…tất cả đều chỉ là do phiên âm Hán – Việt mà thành. Ngay danh từ Hóa học cũng vậy, Dưỡng Khí (Oxygen), Đạm Khí (Nitrogen), Thán Khí (Canbornic) ….v..v…


Đường Trần Quốc Hoàn – hướng từ sân bay Tân Sơn Nhất (xưa gọi là Tân Sơn Nhứt) tới Lăng Cha Cả.


Cổng vào đường Cộng Hòa, trước 1975 là trục đường chính của Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt.


Cổng Phi Long nhìn ra ngoài về phía vòng xoay Lăng Cha Cả.


Đường Cộng Hòa trong Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt


Bên trong sảnh chờ làm thủ tục.


Hành khách xếp hàng lên máy bay – TSN 1971


Đường băng và khu vực đỗ máy bay – TSN 1967


Air Viet Nam, hay Hãng Hàng không Việt Nam, viết tắt Air VN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975.

Bản đồ khu vực Căn cứ KQ Tân Sơn Nhứt 1968

Bản đồ khu vực Căn cứ KQ Tân Sơn Nhứt 1968

 

Hình ảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay

Cầu vượt dẫn vào Cảng Hàng Không Tân Sơn Nhất – 2017




3 hãng hàng không nội địa hiện tại Việt Nam Arilines – VietJet – Jetstar

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *