Bài viết không thể hiện ý kiến “ủng hộ” hay “phản đối”, chỉ nêu ra một số luận điểm để ai đọc được có cái nhìn khái quát và tự đưa ra chính kiến cho bản thân.

Công Nghệ Giáo Dục (CNGD) của Giáo Sư Hồ Ngọc Đại hiểu là “cả 1 chương trình dạy và học” khác biệt so với cách dạy học truyền thống.
Đương nhiên trong đó nội dung biên soạn, cách đánh vần của bộ sách Tiếng Việt cũng khác với bộ sách giáo khoa truyền thống.

– Ra đời từ năm 1978

– Năm 1981 cải cách giáo dục lần thứ 3, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có Trường Thực nghiệm CNGD học sách của GS. Hồ Ngọc Đại.

– Năm 1986, nhận thấy có năm có tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó đã quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại.

– Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000. Sách Công nghệ giáo dục (CNGD) của Giáo sư Hồ Ngọc Đại được đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

– Năm 2006 ngành giáo dục phát hiện nạn ngồi nhầm lớp diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. GS. Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa CNGD quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”.

– Năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.

– Năm 2013 Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ “thí điểm”, tài liệu Tiếng Việt 1 CNGD được xem là một phương án dạy học chính thức để tỉnh thành lựa chọn.

– Năm 2016 đã có 48 tỉnh tham gia

– Năm 2018 có gần 50 tỉnh thành tham gia.

– 9/2018 có hàng ngàn ý kiến phản đối mà chủ yếu đến từ những người “Chưa có con”, “chưa tìm hiểu kỹ” và …”ngáo”…cũng có nhiều người phản biện có trình độ.

“Ngáo” ở đây là những thành phần “hùa” theo trên mạng, suốt ngày suy nghĩ đến chuyện “tròn tròn vuông vuông” thay thế mặt chữ. Chưa dừng ở đó “ngáo” còn suy diễn cải cách tiếng Việt thành tiếng Bùi Hiền rồi thành tiếng “Tàu” luôn.
Còn những người phản biện có trình độ, có tìm hiểu kỹ thì cũng cần tôn trọng ý kiến cụa họ.

Về phương pháp học Tiếng Việt: xin phép không bàn sâu vì không đủ trình độ. Hãy để những nhà ngôn ngữ học, những giáo sư tiến sĩ, các nhà chuyên môn ở nhiều lĩnh vực Giáo dục, tâm lý, hội đồng chuyên môn thẩm định.

Nhưng với phương pháp áp dụng trong CNGD thì đã khẳng định là “dành cho những người nước ngoài, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa” tiếp cận dễ dàng hơn.

Về phương pháp tổng thể của CNGD thì hầu như những người trong cuộc, những người đã từng học và trưởng thành, những người đã và đang có con theo học thì đều đánh giá cao chương trình này giúp trẻ học tốt hơn, tư duy logic hơn…và dám bảo vệ quan điểm, chính kiến cá nhân.

Về Nội Dung trong sách Tiếng Việt – CNGD, có nhiều điểm chưa phù hợp. Đồng ý!
Cần biên soạn lại để phù hợp hơn.
Hãy yên tâm, nếu áp dụng thì vấn đề này sẽ khắc phục được qua những lần điều chỉnh và tái bản.

Hãy yên tâm rằng mục đích của “CNGD” và truyền thống đều giúp cho con trẻ biết đọc và biết viết.
Vậy nên áp dụng hay không? Áp dụng thì tốn kém hay không?
Chúng ta luôn hô hào cẩn cải cách giáo dục. Nếu có hướng cải cách tốt hơn thì sao lại không áp dụng? Tốn kém là điều hiển nhiên.

Có điều nội dung băn khoăn nhất có lẽ nội dung chất vấn bộ trưởng Bộ GD của 1 vị đại biểu Quốc Hội mà chưa có câu trả lời: “Tại sao một đề tài 40 năm mà chưa có kết luận thành công hay thất bại?”, “Tại sao mô hình đã thu được những thành công và được xã hội đánh giá cao nhưng lại chưa được nhân rộng?”.
….
Lý do các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn Đà Nẵng chưa áp dụng sách CNGD là vì hầu hết các trẻ ở đây đều được đầu tư học chữ, rèn chữ trước khi vào lớp Một. Vì vậy với phương pháp CNGD Tiếng Việt chưa cần thiết lắm.
Nhưng có thể nhiều phụ huynh sau khi tìm hiểu chắc chắn sẽ mong cho con em mình được học chương trình CNGD này 1 cách tổng thể.

CuocSongSaiGon