Các thủy đài được xây dựng trước năm 1975 ở nhiều quận nội thành nhằm tích trữ nước khi mà áp lực tăng vào ban đêm. Ban ngày khi mà áp lực giảm thì nước xả từ thủy đài xuống để cung cấp nước cho khu vực.
Có thể hiểu: Vào ban đêm, nhu cầu dùng nước ít. Lúc này máy bơm từ các nhà máy nước thay vì tới nhà dân thì chuyển hướng tới thủy đài, bơm đầy để dự trữ.

Sau đó, trong thời gian cao điểm vào buổi sáng, khi tất cả mọi người đều cần dùng nước cho các nhu cầu từ đánh răng rửa mặt tới pha cà phê, lượng nước dự trữ này cùng với nước từ các nhà máy xử lý nước sẽ đáp ứng đủ

Các thủy đài cũng có thể bảo đảm nguồn cung nước trong thời gian mất điện. Lúc này, các máy bơm ở các nhà máy nước có thể ngừng hoạt động nếu không dùng máy phát điện. Nước ở các thủy đài trên cao do có sẵn thế năng dự trữ nên không cần nhiều điện để chảy từ bể chứa ra ngoài.

Chiều cao của thủy đài có thể lên đến 30m. Nó cần có chiều cao như vậy để nước có dự trữ thế năng lớn sau khi được bơm lên. Năng lượng này sẽ được chuyển thành động năng của nước khi cần thiết.


Thuỷ đài đứng án ngữ khuôn viên Nhà văn hoá quận 5.

 


Thuỷ đài hình nấm nằm trong khuôn viên Xí nghiệp Truyền dẫn nước sạch tại đường 3/2, quận 10

 

Thủy đài gần tại ngã tư Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành, quận 4.

 


Thuỷ đài nằm tại góc đường Lê Đại Hành – 3/2, quận 11.


Thủy đài nằm giữa hai toà nhà cao tầng trên đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận.

 


Thủy đài trên đường Phạm Phú Thứ, quận 6.

 


Thuỷ đài hình nấm nằm tại hẻm 198 đường Nguyễn Thái Sơn, phường 4, quận Gò Vấp

Thuỷ đài trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh.

Các thủy đài hình nấm trên được người Mỹ xây dựng từ những năm 1965 – 1969.
Tháng 12/2017, đã có kế hoạch phá bỏ dần những thủy đài hình nấm này.
Riêng thủy đài trong khuôn viên Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco – số 1 Công Trường Quốc Tế, P.6, Q.3) được giữ lại và công nhận là di tích cấp TP.
Đây là đài nước thứ hai trong hai đài nước được người Pháp xây dựng đầu tiên ở Sài Gòn trong giai đoạn 1878-1886 (đài nước thứ nhất được xây dựng tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay).

 


Đài nước 130 năm tuổi được xây từ thời Pháp giữ lại và công nhận là di tích cấp TP – Ảnh: Quang Khải.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng xét giá trị văn hóa thì bảy đài nước hình nâm xây dựng từ thời Mỹ không thể so sánh với đài nước xây từ thời Pháp, chưa kể bảy đài nước trên chưa từng được đưa vào sử dụng.
Ngoài ra hiện tại Sài Gòn còn nhiều thủy đài nhỏ khác nằm rải rác các quận.


Một thủy đài nhỏ ở quận 8

Nguồn tổng hơp. Hỉnh ảnh từ Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *