Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở miền Nam Việt Nam). Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị quân Tây Sơn tàn phá năm 1776 .

Rồi do nhu cầu, người Hoa lập chợ (hay phát triển chợ có đã từ trước) để trao đổi hàng hóa. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân gọi là Chợ Lớn. Sau đó, tên chợ cũng được dùng để chỉ vùng đất mà nó tọa lạc. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì “Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngôồn (Đề Ngạn) hay Xi Cóon (Tây Cống); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun”.

Hạt tham biện Chợ Lớn được lập ra ngày 5 tháng 1 năm 1876 do tách từ tỉnh Gia Định cũ. Tỉnh Chợ Lớn vốn là đất huyện Tân Long, phủ Tân Bình của tỉnh Gia Định, gồm 13 tổng (sau còn 12 tổng), 72 làng. 12 tổng đó là: Cầu An Thượng, Cầu An Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Hạ, Long Hưng Trung, Phước Điền Thượng, Phước Điền Trung, Phước Điền Hạ, Tân Phong Hạ, Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung, Lộc Thành Hạ.

Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo Bến Nghé xưa của Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong … (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo).

Tỉnh Chợ Lớn được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Chợ Lớn là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Đến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ. Đáng kể thêm là tại đây có nhiều quán ăn và tiệm thuốc bắc của người Hoa.
Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.

Sau này phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn gốm: các quận (Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa) và một phần quận Gò Đen (Trung Quận) nhập vào tỉnh Long An khi tỉnh này được thành lập năm 1956, phần còn lại của quận Gò Đen nhập vào tỉnh Gia Định, sau là huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở đây có nhiều chùa, đình và hội quán của người Hoa, như: chùa Bà Thiên Hậu, đình Minh Hương Gia Thạnh, Hội quán Hà Chương, Hội quán Ôn Lăng, Hội Quán Nghĩa An, Hội Quán Nhị Phủ, Hội Quán Sùng Chính…Ngoài ra, ở đây còn các chợ luôn là những đầu mối bán sỉ cùa thành phố, như: chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ vải Soái Kình Lâm.
Ngày nay, Chợ Lớn vẫn được biết đến là khu của đồng bào người Hoa sinh sống và buôn bán. Nét văn hóa đặc trưng vẫn còn hiện rõ trong từng nếp nhà, từng con người, và phong cách sống của người dân ở Chợ Lớn.

Nguồn : himlamcholon.com

By admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *