Những năm gần đây, những ai có dịp chứng kiến không khí trưa chiều 30 tết tại những khu phố chợ Hoa thì ít nhiều sẽ thấy cảnh :những người phụ nữ nông dân ôm nhau khóc và những người đàn ông thì nổi điên, có người đập hết các chậu hoa cho nát, cho bỏ tức, không bán rẻ và cũng không mang về….
Theo họ lý giải để người dân không còn tâm lý “mót hoa”, “hôi hoa” và sang năm sẽ phải bỏ tiền ra mua nếu như muốn có hoa chơi tết….Vì đâu đến nỗi?

Tôi lướt 1 vòng mạng xã hội, có rất nhiều bài viết nói về “vấn nạn” này…rồi có những bài viết phân tích cũng rất chu đáo và thường thấy sẽ lái dư luận nhìn theo 1 góc “nhân đạo”, đánh động đến tình thương, nước mắt, nỗi khổ của của người nông dân để lên án những người mua hoa…vì họ mặc cả và ép giá….Tôi hoàn toàn không đồng ý!!!

Trong hàng trăm người bán Hoa-Mai-Quất mỗi mùa Tết. Chúng ta biết được có bao nhiêu người nông dân thật sự ? Bao nhiêu người là “con buôn” chuyên nghiệp.
Tôi biết mỗi mùa Tết có rất nhiều thương lái….họ đến tận vườn của người nông dân trồng Hoa…mua số lượng lớn…theo “giá vườn”…rồi đem lên Sài Gòn…bán “giá Tết”.
Những ngày đầu…hét giá thật cao….kiếm lời thật nhiều…”tâm lý” bán giá cao được 1 số….cho dù ế thì cũng đã lời cho hàng còn dư…hàng bán rẻ trưa chiều 30 Tết….
Cứ thế mà kéo dài mãi bao nhiêu năm nay…dần dần người mua rút kinh nghiệm….hậu quả thì như chúng ta đã biết…Người thì hả hê, người thì thương xót và đồng cảm.
Đúng sai tùy theo quan điểm!

Cũng sẽ có người mua ủng hộ với giá cao…nhưng chỉ là số ít và và thường là đi biếu nên người ta phải mua sớm, hay những Công ty, khu vui chơi giải trí người ta mua để trang trí sớm….
Chứ mua về chơi, về trưng gia đình…mấy người chịu bỏ tiền ra khi biết mình mua “hớ”… “quá hớ”….từ từ rồi mua để có giá phù hợp…Những người mua sau, mua trễ không phải ai cũng có điều kiện để không mặc cả…Thậm chí người có điều kiện, họ cũng muốn mua 1 sản phảm mà giá phải phù hợp…chứ không phải một cái giá “hét” lên từ những ngày đầu.

“Cảnh những người phụ nữ nông dân ôm nhau khóc và những người đàn ông thì nổi điên, có người đập hết các chậu hoa cho nát, cho bỏ tức, không bán rẻ và cũng không mang về”
Nhìn cảnh đó ai mà không động lòng….Nhưng nếu phân tích thêm 1 số khía cạnh khác như sau:
– Sở dĩ Hoa phải đập bỏ, vì Hoa sau vài ngày sẽ héo không dùng lại được…Đập cho bỏ tức, không cho người mua “ép giá”,”mót hoa”, “hôi hoa” đem về.
Vậy người buôn…hay người nông dân họ có “ích kỷ” không?…Đập hay không đập họ cũng không thể mang về được…( Mai, Quất thì họ đem về vườn chăm lại được.)
– Những người mua rẻ hay “hôi hoa” chắc rằng cuộc sống của họ cũng không khá giá như những người có điều kiện…Tại sao không suy nghĩ theo 1 chiều hướng khác, như để lại cho bà con lao động nghèo đem hoa về chưng…giống như 1 cách làm “từ thiện” vậy.
Nếu không thể nói người buôn, người bán “ích kỷ” thì cũng không thể trách người mua được.
Người buôn không giúp được gì cho tầng lớp người nghèo thì cũng không nên đòi hỏi phải nhận được sự ưu ái từ các tầng lớp khác.
Đúng sai tùy góc nhìn! Ai bênh vực, nên có cái nhìn rộng hơn cho tầng lớp những người mua…không phải ai cũng có cuộc sống, thu nhập tốt.
Thuận mua vừa bán. Buôn bán thì có lời có lỗ. Không ai ép!

Người viết không phải nhà nông…nhưng nhà người viết có kinh doanh xe tải nhỏ để thỉnh thoảng mỗi mùa Tết có hợp đồng chở Mai, chở Bông cho 1 số người đi buôn từ miền Tây lên rồi…Trúng đậm hay trúng ít hay lỗ cũng đều có…
Xa hơn nữa, người viết cũng đã có thời gian phụ nhà thằng bạn bán dưa hấu tết…Những ngày đầu cũng bán giá cao..sau đó “đại hạ giá” và cho không, bỏ thối…mặc dù nhà nó chả liên quan gì đến nông nghiệp cả…lời lỗ cũng phải chấp nhận chỉ vì chữ “buôn”. Có lãi thì tiếp tục buôn vào năm sau, không thì nghỉ.
Vẫn rất nhiều thương lái buôn bán hoa,trái mùa Tết có lãi vì gặp được những đối tượng khách hàng mua làm quà biếu, họ chấp nhận mua giá cao vì họ phải mua sớm

 


Dưa hấu chiều 30 Tết 3.000 đồng/kg không có người mua

Hãy cứ để tự nhiên…như kinh tế thị trường biến động theo thời gian. Người mua họ biết rút kinh nghiệm khi lựa chọn, mặc cả. Người bán thì cũng sẽ suy nghĩ, tính toán “cân đo đong đếm” để tìm cách đem lợi nhuận về…kể cả dùng “chiêu trò”, “tiếp thị”….
Buôn bán cũng là kinh doanh…không nên phụ thuộc vào “tình thương”. Nghề nào cũng có cái vinh, có cái tủi!
Thuận mua vừa bán, số lượng cung và cầu…những triết lý sơ đẳng nhất mà ai ai cũng phải biết.
Chúng ta có thể đồng cảm ở những giọt nước mắt của người nông dân chân chính. Nhưng không thể “kết tội” người mua…hay lên án “chúng ta” như một số bài viết trái chiều khác.

Cuộc Sống Sài Gòn – 27 tết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *